Vladimir Tatlin - nền móng kiến trúc xoắn ốc

Làm mô hình kiến trúc Đài Đệ Tam Quốc Tế vào năm 1919, Vladimir Tatlin đã tiên đoán sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của kiến trúc treo và đặc biệt là nền kiến trúc động. Sau khi hình thành, mô hình Đài Đệ Tam Quốc Tế đã trở thành động lực mạnh mẽ thôi thúc và cổ vũ thế hệ kiến trúc sư trẻ tuổi của Xô Viết (Nga) trên con đường sáng tạo một nền kiến trúc mới.

>> Mô hình kiến trúc "tương lai" của Peter Root

 

Làm mô hình kiến trúc Đài Đệ Tam Quốc Tế vào năm 1919,  Vladimir Tatlin đã tiên đoán sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của kiến trúc treo và đặc biệt là nền kiến trúc động. Sau khi hình thành, mô hình Đài Đệ Tam Quốc Tế đã trở thành động lực mạnh mẹ thôi thúc và cổ vũ thế hệ kiến trúc sư trẻ tuổi của Xô Viết (Nga) trên con đường sáng tạo một nền kiến trúc mới.

 

Vladimir Tatlin (1885-1953)
Vladimir Tatlin (1885-1953)


Vladimir Tatlin (1885-1953) tên đầy đủ là Vladimir Yevgraphovich Tatlin sinh ra trong gia đình có nền móng về xây dựng, bố ông là một kỹ sư đường sắt.  Tatlin có niềm đam mê đặc biệt với kiến trúc, từng hoạt động như một họa sĩ nhưng sau đó chuyển hướng sang con đường kiến trúc. Năm 1920, ông trở thành  trong những kiếntrúc sư nổi tiếng và quan bậc nhất trong các phong trào làm ra những kiến trúc độc đáo và hiện đại.

 

Với tỉ lệ 1:20, Tatlin làm mô hình kiến trúc Đài Đệ Tam Quốc Tế là một khối hình chóp xoắn ốc bằng thép cao 400m. Bên trong mô hình có những chi tiết đặc biệt đó là ba khối lớn thiết kế dạng treo. Những khối này mô phỏng của ba phòng họp: một hình lập phương, một hình kim tự tháp và một khối trụ tròn. Mô hình kiến trúc này vào thời điểm 1920 ở Nga  là một thiết kế đi trước thời đại khá xa.

 

Mô hình kiến trúc Đài Đệ Tam Quốc Tế với tỉ lệ 1: 20
Bản thiết kế của Đài tưởng niệm Đệ Tam Đế Chế


Vladimir Tatlin đã nhìn thấy trước những bước phát triển mạnh mẽ sau này của kiến trúc hiện đại trong thời đại cơ khí hoá cao độ.Các chuyên gia đánh giá Tatlin làm ra mô hình kiến trúc này có phần nào giống tháp  Eiffel ở cột chống choãi ra lồng trong hai dầm xoắn ốc và là điểm tựa cho hai đầu. Nhưng ở mô hình này không tĩnh như tháp Eiffen mà vươn lên mạnh mẽ bằng các xoắn ốc mềm mại uyển chuyển.

 

Mô hình kiến trúc trong xưởng sản xuất với các xoắn ốc mềm mại uyển chuyển
Mô hình kiến trúc trong xưởng sản xuất với các xoắn ốc mềm mại uyển chuyển


Đài Đệ Tam Quốc Tế không chưa được xây dựng do vấn đề về tài chính và quy mô vào thời điểm đó nhưng mô hình kiến trúc đã được xây dựng này đã minh chứng một bước phát triển vượt bậc trong ngành kiến trúc nói chung và kiến trúc xoắn ốc nói riêng. Mô hình kiến trúc ra đời cho thấy sự sáng tạo mạnh mẽ của các kiến trúc sư dù ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào, họ sáng tác bằng cả niềm đam mê và nhiệt huyết, vươn lên mọi khó khăn và sự thiếu thốn về vật chất.

 

Hình ảnh hoàn chỉnh của mô hình kiến trúc Đài Đệ Tam Đế Chế với tỉ lệ 1/20
Hình ảnh hoàn chỉnh của mô hình kiến trúc Đài Đệ Tam Đế Chế với tỉ lệ 1/20

 

Một phiên bản của mô hình kiến trúc Đệ Tam Đế Chế được trưng bày tại Artnet

 

Một biến thể khác của mô hình Đệ Tam Đế Chế tại Bảo tàng nghệ thuật và kiến trúc Sô Viết

 

Viết Diêu Quốc Thái

Nguồn: www.lammohinh.net

 

Bình luận

Tìm chúng tôi trên facebook

Sửa
TOP