Siêu mô hình kiến trúc thành phố Moscow

Kỷ niệm 60 năm cách mạng Bonshevik, với mục đích tuyên truyền về sự vĩ đại của thủ đô Liên Xô đối với các quốc gia phương Tây. Một trong những trong những hành động đầu tiên được các nhà lãnh đạo Liên Xô thông qua là việc xây dựng một siêu mô hình kiến trúc của thành phố Moscow, được tiến hành vào năm 1976.

>>Tổng hợp những siêu mô hình trên thế giới (phần 2)

Kỷ niệm 60 năm cách mạng Bonshevik, với mục đích tuyên  truyền về sự vĩ đại của thủ đô Liên Xô đối với các quốc gia phương Tây. Một trong những trong những hành động đầu tiên được các nhà lãnh đạo Liên Xô thông qua là việc xây dựng một siêu mô hình kiến trúc của thành phố Moscow, được tiến hành vào năm 1976.

Để làm mô hình kiến trúc một thành phố rộng lớn như vậy, một quá trình làm mô hình kiến trúc quy mô đã được thực hiện với sự tham gia của hơn 300 thợ thủ công. Nghệ sĩ Nga Efim Deshalyt phụ trách nhiệm vụ này và ông đã hoàn thành một năm sau đó, vào năm 1977, khi nó được mở cửa cho công chúng. Mô hình này chiếm diện tích 400 m² và đã được thực hiện với các chi tiết tuyệt vời.

 

Quảng trường đỏ trong mô hình thành phố Moscow

 

Mô hình kiến trúc lăng Lê nin bên trong quảng trường đỏ phía sau nhà thờ củ hành 

 

Ngoài ra mô hình kiến trúc Moscow còn lưu giữ một số mô hình kiến trúc công trình của các công trình đã biến mất do quá trình đô thị hóa. Tuy nhiên, đặc tính tuyệt vời nhất cùa mô hình là hệ thống chiếu sáng của nó được hoạt động hai mươi bốn giờ một ngày, mô phỏng các biến thể giữa ánh sáng ban ngày và ban đêm.

 

Mô hình kiến trúc thành phố Moscow vào ban đêm với phông nền được chiếu sáng qua từng ô cửa

 

Mô hình kiến trúc với các ô cửa được lên đèn

 

Đằng sau các mô hình kiến trúc Moscow là mỗi cửa sổ của các mô hình có một ngọn đèn nhỏ sẽ sáng lên khi màn đêm buông xuống, cho những ảo ảnh của một thành phố với cuộc sống về đêm tuyệt vời. Ngay cả những mô hình các chiếc thuyền trên sông có đèn chiếu sáng trong nội thất của nó! Hiệu quả ngoạn mục này là trở ngại thực sự của siêu mô hình: với hàng ngàn đèn là cần thiết để tạo ra các hiệu ứng ánh sáng mong muốn đã tiêu tốn 1 lượng điện khổng lồ. Đây là lý do chính tại sao cuộc triển lãm đã được đóng cửa sau khi Liên Xô tan rã.

 

Mô hình tháp đồng hồ trong quảng trường đỏ

 

Sau thời kỳ Liên Xô kết thúc, triển lãm bắt đầu mất sự quan tâm của các du khách, nó chỉ thu hút người nước ngoài, du khách tới Nga từ Mỹ, Châu Âu và các nước khác. Người ta nói rằng một số nhân viên bảo tàng thậm chí còn muốn tiêu diệt nó bởi vì nó "chiếm không gian và ngốn quá nhiều điện".. Đó là lý do tại sao nó đã được bán với giá ba triệu USD vào năm 2006.

Sưa tầm và biên soạn : Diêu Quốc Thái

Nguồn: www.lammohinh.net

Bình luận

Tìm chúng tôi trên facebook

Sửa
TOP