Nhà ở thích ứng với thiên tai - Những mô hình kiến trúc sáng tạo

Rất nhiều địa phương của Việt Nam thường xuyên bị thiên tai như bão, lũ, ….hoành hành. Với mong muốn mang đến cho người dân những ngôi nhà kiên cố hơn và có thể thích ứng được với thiên tai khắc nghiệt, các SV năm cuối khoa Kiến trúc xây dựng, ĐH Văn Lang đã đề xuất mô hình kiến trúc đặc biệt phục vụ ý tưởng này.

>> 8000 chiếc bút chì và mô hình kiến trúc ghi dấu lịch sử


Như chúng ta đã biết, rất nhiều địa phương của Việt Nam thường xuyên bị thiên tai như bão, lũ, ….hoành hành. Chính vì vậy, người dân thường xuyên phải lâm vào cảnh màn trời chiếu nước do căn nhà của họ đã bị đánh sập hoặc bị cuốn trôi. Hiểu được điều đó và với mong muốn mang đến cho người dân những ngôi nhà kiên cố hơn và có thể thích ứng được với thiên tai khắc nghiệt, Trần Trương Thúy Nhi và Nguyễn Hồng Quân - SV năm cuối khoa Kiến trúc xây dựng, ĐH Văn Lang đã đề xuất mô hình kiến trúc đặc biệt phục vụ ý tưởng này.

 

Để làm được mô hình kiến trúc rất ý nghĩa này, đôi bạn cùng lớp đã khảo sát cụ thể tại các vùng đồng bằng sông nước và tìm hiểu về tình trạng bão lũ thường xuyên xảy ra. Họ đã đưa ra ý tưởng những mô hình kiến trúc có thể đáp ứng tốt nhất thói quen sinh hoạt của người dân và cả chống chọi tốt nhất với thiên tai. Đồng thời, những căn nhà này còn có thể hỗ trợ người dân tìm kế mưu sinh.


Và cuối cùng, ý tưởng làm mô hình kiến trúc ngôi nhà “Bên kia chợ nổi” đã được tiến hành và hoàn thiện trong sử hưởng ứng hết sức nồng nhiệt của các bạn sinh viên, thầy cô giáo và cả những kiến trúc sư về kiến trúc có chuyên môn cao. Dĩ nhiên, dự án này đã ẳm luôn giải nhất cuộc thi thiết kế “Ngôi nhà thích ứng trong thời đại biến đổi khí hậu và thiên tai” một cách xuất sắc.

 

Trần Trương Thúy Nhi và Nguyễn Hồng Quân và mô hình kiến trúc "Bên kia chợ nổi".

Trần Trương Thúy Nhi và Nguyễn Hồng Quân và mô hình kiến trúc "Bên kia chợ nổi".


Nhi và Quân làm mô hình kiến trúc ngôi nhà có đầy đủ các gian ăn uống, sinh hoạt, tiếp khách và cả mặt tiền để buôn bán. Ngôi nhà rất đa năng, mùa khô thì người dân có thể buôn bán dưới khu trệt còn mùa mưa hay bão lũ thì có thể di dời lên tầng trên hoàn toàn an toàn và biệt lập nên người dân sẽ có một cuộc sống thật sự an cư.


Thông tin đáng mừng cho những người dân vùng thường xảy ra thiên tai là ngôi nhà này được các bạn làm mô hình kiến trúc có dự toán kinh phí rất thấp. Để xây ngôi nhà đa năng này, tổng chi phí sẽ thấp hơn 100 triệu đồng. Vì vậy, mô hình thiết kế “Bên kia chợ nổi” của Thúy Nhi và Hồng Quân sẽ được đưa vào áp dụng thực tế để xây dựng mái ấm an toàn và vững chãi cho người dân sống trong vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai.

 

Trao giải thưởng cho hai nhóm đạt giải nhất và nhì
Trao giải thưởng cho hai nhóm đạt giải nhất và nhì

 

Cùng xem thêm một số tác phẩm xuất sắc khác trong cuộc thi:

 

Nhóm sinh viên Đoàn Hữu Duy (đại học Văn Lang), Trần Mỹ Kim và Nguyễn Thị Anh Tú (đại học Kiến trúc TP.HCM) với mô hình kiến trúc phương án thiết kế “Nhà vách lật”

Nhóm sinh viên Đoàn Hữu Duy (đại học Văn Lang), Trần Mỹ Kim và Nguyễn Thị Anh Tú (đại học Kiến trúc TP.HCM) với mô hình kiến trúc phương án thiết kế “Nhà vách lật”

 

Dự án "Nhà của gia đình" của nhóm SV Trường ĐH Kiến trúc giải Ba

Dự án "Nhà của gia đình" của nhóm SV Trường ĐH Kiến trúc giải Ba

 

Nhóm DMT cũng giành giải Ba với dự án "Chuyện nhà mùa nước nổi"
Nhóm DMT cũng giành giải Ba với dự án "Chuyện nhà mùa nước nổi"

 

Viết Diêu Quốc Thái

Nguồn: lammohinh.net

Bình luận

Tìm chúng tôi trên facebook

Sửa
TOP