Hướng dẫn làm mô hình kiến trúc bằng thạch cao

Làm mô hình kiến trúc bằng thạch cao là 1 trong những phương pháp làm mô hình phổ biến trên thế giới. Bài viết sau đây giới thiệu cách làm mô hình kiến trúc bằng thạch cao của các bạn sinh viên Đại Học Văn Lang khoa Kiến trúc.

>> Cây bonsai kẽm - nét mới trong làm mô hình kiến trúc

 

Thạch cao là 1 chất liệu có rất nhiều ưu điểm: rẽ tiền, dể xử lý, dể gia công. Nên các nghệ sĩ những người làm mô hình sử dụng chúng để tạo ra các mô hình yêu cầu các chi tiết tinh xảo và với số lượng lớn. Bài viết sau đây mô tả chi tiết quy trình làm mô hình kiến trúc bằng thạch cao của các bạn sinh viên khoa Kiến Trường Đại Học Văn Lan (Bài viết được biên tập lại nhưng không ảnh hưởng đến nội dung gốc)


Mục đích: đúc những modul bằng thạch cao-cột Hi Lạp, La Mã

Chuẩn bị


1.Bột thạch cao: tùy vào số lượng, nhưng lần đầu thì ít nhất 2kg để thử nghiệm.
2.Silicon tạo khuôn: Bao gồm Silicon công nghiệp và chất tạo khuôn. Các bạn có thể mua tại chợ Kim Biên tp. Hồ Chí Minh.
3.Phôi mẫu: đây là 1 mẫu hoàn thiện dùng để tạo khuôn.
4.Keo 502 dùng để dán mica: khuôn, phôi
5.Giấy nhám mịndùng để gia công hoàn chỉnh sản phẩm
6…và các dụng cụ làm mô hình cần thiết-dao,kéo,li,thước…v.v.

Thực hiện

Bước 1: Làm phôi


Để tạo khuôn, chúng ta cần 1 phôi mẫu, càng tinh xảo càng tốt. Trường hợp  này, tác giả sử dụng phôi bằng mica và gia công bằng lazer. Một số nghệ sĩ sử dụng phương pháp điêu khắc để tạo phôi.

Chuẩn bị làm phôi

Chuẩn bị làm phôi


Đặt điểm của thức cột Hy Lạp là nhỏ dần về đỉnh cột nên vì lí do này tác giả sử dụng mica xếp chồng để tạo hình dáng thân cột

Để tạo phôi bạn nên vẽ bằng Auto Cad các lát cắt của thức cột. Chú ý phải cắt 1 lổ hình vuông bằng nhau để làm lỏi cứng cho phôi. Lỏi cứng là 1 cây mica dài bằng chiều cao của phôi và có tiết diện bằng với lổ bạn đã chừa sẳn trên lát cắt của phôi. Lỏi cứng có tác dụng liên kết các lát cắt với nhau, nếu các lổ trên lát cắt khít với lỏi cứng bạn có thể ráp các lát cắt lại với nhau mà không cần dùng keo, Kinh nghiệm là nên cắt các lổ trên phôi sao cho khít với lỏi cứng để giúp phôi có độ chính xác gần như tuyệt đối.


Không nên gắng các lát cắt bằng keo vì chúng có thể bị xê dịch. 


Tiến hành ráp phôi

Tiến hành ráp phôi  

 

Phôi của nhiều kích thước

Phôi của nhiều kích thước

 

Lưu ý lúc vẽ file auto cad các bạn cần chi tiết nhất có thể để phôi đẹp và chính xác. Phôi càng đẹp và chính xác thì khuôn càng đẹp và chính xác và thành phẩm sẽ rất đẹp.
 

Cận cảnh phôi hoàn thiện

Cận cảnh phôi hoàn thiện

Bước 2: Làm khuôn chứa phôi và silicon

 

Chuẩn bị làm khuôn chứa phôi và silicon

Chuẩn bị làm khuôn chứa phôi và silicon

 

Cận cảnh khuôn treo phôi

Cận cảnh khuôn treo phôi

 


Khuôn và phôi sau khi hoàn tất và chờ đổ silicon

 

Bước 3: Pha silicon, đổ khuôn

Pha Silicon với chất tạo khuôn thường là 1,5-2% để làm động Silicon. Nhưng tỷ lệ có thể thay đổi phụ thuộc vào thời gian và độ ôm khuôn. Các bạn phải thử để rút ra kinh nghiệm cho mình.

 

Silicon tạo khuôn

Silicon tạo khuôn

 

Đổ silicon ngập phôi - Silicon không nên quá ít vì sẽ khiến khuôn bị biến dạng

 

Gở khuôn sau khi silocon ninh kết


Cắt silicon để lấy phôi ra (chú ý để sản phẩm đẹp và không có ba vớ thì lát cắt phải thẳng và ngay giữa phôi)
Cắt silicon để lấy phôi ra (chú ý để sản phẩm đẹp và không có ba vớ thì lát cắt phải thẳng và ngay giữa phôi)
 

Lấy phôi ra khỏi khuôn silicon

Lấy phôi ra khỏi khuôn silicon


Bên trong khuôn
Bên trong khuôn

 

Chuẩn bị thạch cao
Chuẩn bị thạch cao


Trộn thạch cao với nước (bạn có thể pha thêm màu tùy ý đồ thực hiện)

Trộn thạch cao với nước (bạn có thể pha thêm màu tùy ý đồ thực hiện)


Bước 4: Đổ thạch cao vào khuôn silicon


Dùng cọ bôi thạch cao vào bể mặt và các góc khuất để loại bỏ các bọt khí
Dùng cọ bôi thạch cao vào bể mặt và các góc khuất để loại bỏ các bọt khí

 

Bịt đít và ép chặt khuôn

Bịt đít và ép chặt khuôn

 

Rót thạch cao vào khuôn

Rót thạch cao vào khuôn


Đổ thạch cao vào khuôn các bạn cần làm cẩn thận để loại bỏ hoàn toàn các bọt khí nếu không sản phẩm sẽ bộng bên trong và có thể bị hư hỏng trong khi thi công mô hình

 

Ép chặt khuôn để hạn chế ba vớ biến dạng sản phẩm
Ép chặt khuôn để hạn chế ba vớ biến dạng sản phẩm

 

Tương tự cho các khuôn khác
Tương tự cho các khuôn khác


Sau khi hoàn tất các công đoạn trên phần còn lại là chờ thạch cao ninh kết. Thời gian thành phẩm tùy thuột vào độ đặc lỏng của thạch cao. Pha đặc với khuôn lớn và đơn giản, pha lỏng với khuôn nhỏ và phức tạp.

 

Lấy sản phẩm ra khỏi khuôn

Lấy sản phẩm ra khỏi khuôn

 

Cận cảnh sản phẩm
Cận cảnh sản phẩm

 

Bước 5: Hoàn thiện

 

Tháo phần bị đít khuôn và loại bỏ các ba vớ (nếu có)
Tháo phần bị đít khuôn và loại bỏ các ba vớ (nếu có)
 

Cắt bỏ phần thừa (Khi làm khuôn ta nên trừ hao trên và dưới 1 ít để tránh bị hụt khi ráp vào mô hình)
Cắt bỏ phần thừa (Khi làm khuôn ta nên trừ hao trên và dưới 1 ít để tránh bị hụt khi ráp vào mô hình)

 

Mài và gia công tinh
Mài và gia công tinh

 

Thành phẩm và chờ lắp ráp
Thành phẩm và chờ lắp ráp vào mô hình

 

Mô hình kiến trúc đã hoàn tất
Mô hình kiến trúc đã hoàn tất

Tác giả thực hiện Nguyễn Khoa Trường và các cộng sự

Xin mời tham khảo các tác phẩm mô hình kiến trúc thạch cao của Timothy Richards

Bài viết sử dụng tài liệu và hình ảnh của kienxaytivi

Biên tập Diêu Quốc Thái

Bình luận

Tìm chúng tôi trên facebook

Sửa
TOP